Bánh sinh thái trong tương lai sẽ được trồng trong một cái thùng, bằng cách dùng tế bào động vật và cho chúng ăn các chất dinh dưỡng cho đến khi triển thành những mẩu mô đủ lớn để ăn.
Công nghệ nuôi trồng thịt trong phòng thí nghiệm, còn được gọi là thịt 'sạch' cũng đi theo phương án này, tuy rằng hương vị chưa thật mĩ mãn nhưng đổi lại tốt hơn nhiều so với các loại thịt truyền thống, không phải giết mổ lại có lợi cho sức khỏe con người. Theo một nghiên cứu công bố năm 2011, để sản xuất 1kg thịt từ các tế bào sử dụng lượng đất canh tác ít hơn tới hơn 200 lần và ít hơn khoảng 30 lần lượng nước và một nửa năng lượng so với sản xuất 1kg thịt bò theo cách truyền thống.
Công nghệ sản xuất thịt trong phòng thí nghiệm không phải chờ lâu nữa. Bánh hamburger trong phòng thí nghiệm đầu tiên đã được ra đời và đưa ra giới thiệu năm 2013 tại London, Anh.
Đầu năm 2017, một start-up của Mỹ đã tạo thành công thịt gà và vịt trong phòng thí nghiệm, một số công ty khác cũng đã tuyên bố vào đầu năm 2018 sản phẩm này sẽ có mặt trên thị trường, tuy nhiên, giá vẫn còn rất đắt khoảng 19.800 USD/1kg thịt gà nhưng tương lai sẽ giảm mạnh để phù hợp với túi tiền của đông đảo người tiêu dùng. Chưa hết, thịt sản xuất trong phòng thí nghiệm sẽ giảm được tới 80% diện tích đất canh tác nông nghiệp nên đây chính là yếu tố giúp giảm giá thành sản phẩm.
Theo thống kê, hơn 1,2 triệu người bị thiệt mạng và 20 triệu khác bị thương vì nạn giao thông trong năm 2013, gần 40% số người chết tập trung tại hai quốc gia đông dân nhất thế giới hiện nay là Trung Quốc và Ấn Độ. Chín trong số 10 vụ tai nạn đường bộ xảy ra do lỗi của con người, như lạm dụng rượu bia, không làm chủ tốc độ, lái nhanh, lái ẩu, không tuân thủ các quy tắc an toàn giao thông... Vì vậy, nếu mọi người làm tốt những điều này có thể ngăn ngừa được tới 90% số ca tử vong, tức 1,1 triệu người của năm 2013 phải ra đi, bởi vậy tai nạn giao thông là “căn bệnh có thể phòng ngừa được” giống như bỏ thuốc lá hoặc chủng ngừa vắc xin.
Một trong những giải pháp trị bệnh “tai nạn giao thông” là cho ra đơi xe không người lái hay xe tự lái. Elon Musk, nhà phát minh, doanh nhân, tỉ phú người Nam Phi, người đã sáng lập SpaceX và đồng lập Tesla Motors và PayPal mới đây cho biết, vào năm 2019 Tesla Motors sẽ đưa ra thương phẩm loại xe hoàn toàn tự động. Các nhà tương lai học cho rằng, những chiếc xe tự trị này sẽ có tác dụng làm giảm tỷ lệ tai nạn giao thông, mặc dù vẫn còn nhiều ý khiến trái ngược .
Theo Elon Musk, tuy không an toàn 100% nhưng nó là giải pháp cứu người rất khả thi, mọi người sẽ được lợi, tiết kiệm thời gian, nhất là phụ nữ, giảm chi phí lái xe, nhiên liệu, giảm số lượng xe lưu thông trên đường và nhiều lợi ích vô hình khác, kể cả môi trường.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), thế giới hiện có khoảng trên 2 tỷ người lớn không có tài khoản ngân hàng. Sử dụng tiền mặt bộc lộ nhiều bất lợi, người dân không thể tiết kiệm được hoặc đầu tư hiệu quả, dễ rơi vào cảnh nợ nần, túng quẫn. Tiền tệ được mã hóa, tạo ra một loại tiền mới và bất cứ ai nếu kết nối internet và điện thoại di động đều có thể gửi, tiết kiệm và vay tiền theo các ngang hàng. Những người có thu nhập thấp cũng có thể mở các doanh nghiệp nhỏ, mua bảo hiểm và gửi tiền ra nước ngoài một cách dễ dàng hơn.
Một trong những công nghệ giúp con người dùng tiền trực tuyến hiệu quả có tên Blockchain, nó đươc biết đến như là công nghệ đằng sau Bitcoin. Các blockchains sử dụng các mạng phân tán và các bằng mật mã để tạo ra các bản ghi kỹ thuật số an toàn, không thay đổi. Giao dịch tài chính, hợp đồng và tài liệu xác minh quyền sở hữu, tất cả có thể được lưu trữ trên blockchains. Blockchain được thiết kế để chống lại việc thay đổi của dữ liệu vì vậy một khi dữ liệu đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được nó. Rất phù hợp cho mục tiêu ghi lại những sự kiện, hồ sơ y tế, xử lý giao dịch, công chứng, danh tính và chứng minh nguồn gốc. Việc này có tiềm năng giúp xóa bỏ các hậu quả lớn khi dữ liệu bị thay đổi trong bối cảnh thương mại toàn cầu.
Công nghệ này có ứng dụng vượt ra ngoài lĩnh vực tài chính. Blockchains có thể giúp chống gian lận và tham nhũng. Các nước tiên tiến như Thụy Điển và Gruzia đã sử dụng chúng để đảm bảo hồ sơ của chính phủ và ghi nhận quyền sở hữu đất đai, nộp thuế của công dân hay bỏ phiếu điện tử v.v...
Phản ứng hạt nhân giải phóng một lượng năng lượng khổng lồ. Urani trải qua quá trình phân hạch, phản ứng được sử dụng khá rộng rãi cho các nhà máy điện hạt nhân hiện nay, nó có khả năng tạo ra khoảng 2,7 triệu lần năng lượng mỗi gram so với than nhưng lò phản ứng hạt nhân lại đi kèm hiểm họa khó lường cho con người lẫn môi trường.
Ngược lại, các phản ứng nhiệt hạch an toàn và hầu như không tạo ra chất thải phóng xạ, chất thải chính hêli, loại khí độc và có thể tận dụng cho mọi thứ. Trong khi đó nhiên liệu nhiệt hạch lại dễ tìm như deuterium (đơteri) có trong nước biển và tritium có thể được chế ra từ lithium. Trong phản ứng nhiệt hạch, các loại nhiên liệu này sản xuất năng lượng khoảng bốn lần/gram khi phân hủy urani, gấp 11,3 triệu so với đốt than. Cụ thể, 1 gram sẽ tạo ra đủ nhiệt để đun ấm nước trong một bể bơi lớn.
Vấn đề nan giải ở chỗ, con người vẫn không thể nhiệt hạch để phục vụ theo ý định chủ quan được. Phản ứng nhiệt hạch đòi hỏi nhiệt độ phải được duy trì ở mức hàng triệu độ C nên tính khả thi rất thấp.
Tính đến năm 2017, rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhưng thực tế, cần phải có nhiều năng lượng hơn mới có phản ứng xảy ra và duy trì tính liên tục nhưng người ta dự báo trong tương lai không xa ý tưởng này sẽ trở thành hiện thực. Lý do, những thách thức kỹ thuật quan trọng đã được giải quyết trong vòng 20 năm trở lại đây và việc đầu tư cho công nghệ nhiệt hạch tăng liên tục, đây cũng là công nghệ “cám dỗ “ bởi nhu cầu năng lượng sạch thực sự là cấp bách và có sẵn.
Hiện tại đã có trên 30 quốc gia hợp tác để xây dựng dự án Tokamak (thiết bị tạo ra một từ trường hình xuyến để giữ plasma bên trong hay thiết bị nhiệt hạch từ tính) lớn nhất thế giới ở miền Nam nước Pháp. Mục tiêu của dự án này là sản xuất năng lượng ròng tích cực cho các mục đích thực nghiệm vào cuối năm 2025. Nó mở ra triển vọng cho việc ra đời năng lượng sạch, đặc biệt từ nguồn nước biển vô tận để tạo năng lượng sạch mà không lo cạn kiệt.
Khai thác mỏ tiểu hành tinh giống như một cái gì đó trong phim Star Trek, nhưng đây không phải là phim ảnh là là chuyện “đời thường và nghiêm túc” trong tương lai. Một số công ty như Planetary Resources, thành lập vào năm 2012 trong đó có cả đạo diễn James Cameron và người đồng sáng lập Google, Larry Page tham gia tuyên bố sẽ thực hiện dự án này trong tương lai gần.
Theo giới khoa học, rất nhiều tiểu hành tinh trong Hệ Mặt trời của chúng ta là những mỏ giàu tài nguyên, khoáng chất có giá trị như bạch kim, vàng và các loại vật liệu hữu ích cho ngành công nghiệp quan trọng, kể cả công nghiệp quốc phòng. Khai thác mỏ trong không gian là một dự án kỳ công và táo bạo bởi các hành tinh này có khoảng cách rất xa, gần cũng phải hàng chục triệu kilômét, con người không thể đảm nhận được mà phải do các robot thợ mỏ tiến hành, việc vận chuyển quặng trở về trái đất cũng không hề rẻ.
Viện Công nghệ California (Caltech), Mỹ cho biết chi phí khai thác tại một tiểu hành tinh gần Trái đất, phía trên cao quỹ đạo Mặt trăng, có kích thước 7mét, nặng 500 tấn, tốn kém khoảng 2,6 tỷ USD. Còn theo nghiên cứu Viện Công nghệ Massachussett, Mỹ (MIT) công bố năm 2016 thì một tiểu hành tinh giàu bạch kim có đường 500m có thể cung cấp khoảng 175 lần sản lượng platinum hiện tại của cả thế giới, hoặc nhiều hơn toàn bộ trữ lượng kim loại thuộc nhóm platinum gộp lại.
Tác giả bài viết: KIM HÙNG
Nguồn tin: Theo BBC.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn