Phóng viên Đông Xuân, Đài Truyền thanh TP Sa Đéc có cuộc gặp gỡ, trò chuyện với ThS. Võ Thanh Tùng – Phó Bí thư Thành ủy - Chủ tịch UBND TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.
Trường Tiểu học Hoà Khánh, phường 2, thành phố Sa Đéc.
Thứ sáu - 24/11/2017 07:56
Những năm 1968-1969, như nhiều nơi khác có trường học của các tôn giáo, ở Sa Đéc, khu Họ đạo Hoà Khánh, thuộc Nhà thờ Công giáo Sa Đéc có thành lập một trường học gồm:
Trường dạy cấp 1 (Tiểu học) có một dãy 5 phòng, có 1 lầu, có hướng quay lưng ra đường Liên tỉnh 8 (nay là Quốc lộ 80).
Trường dạy cấp 2 (Trung học) có một dãy 5 phòng; phía trước khu Đức Mẹ Ngà.
Linh mục Lê Văn Ngộ làm Hiệu trưởng trông coi hoạt động của Trường. Trường có mời ông Hoàng Xuân Việt([1]) về làm giáo sư giảng dạy. Một số cô giáo giảng dạy ở đây như cô Nguyễn Thị Hồng Phấn, cô Nguyễn Thị Hạnh, cô Nguyễn Thị Thanh,v.v…
Trường hoạt động đến năm 1975. Sau 30-4-1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất Đất nước, hệ thống giáo dục cách mạng dần thay thế giáo dục cũ.
Cơ sở vật chất trường Hoà Khánh được Linh Mục Đặng Thành Tiên hiến tặng cho chính quyền cách mạng thị xã Sa Đéc để sử dụng vào mục đích xây dựng và phát triển giáo dục của địa phương.
Sau khi tiếp nhận cơ sở vật chất nầy, Phòng Giáo dục thị xã Sa Đéc lúc bấy giờ cử ông Phùng Tân Dân làm “Điểm trưởng”, ông Tiêu Thành Trung làm phó. Trường tiếp tục hoạt động nhưng không còn cấp 2. Các lớp cấp 1 vẫn dạy ở 5 phòng trệt cũ, phòng trên lầu chưa sử dụng. Dãy lớp cấp 2 được dung làm phòng khám bệnh, kế hoạch. Số học sinh khá đông, có lớp trên 40 em. Sân trường đối diện nhà dân, không có rào ngăn cách không thuận lợi cho việc dạy học, thường gặp sự cố …
Cùng với điểm trường Hoà Khánh nầy còn có điểm trường An Hoà. Điểm trường An Hoà, nằm cặp theo đường LT.8, phía bờ sông Sa Đéc, sát bên hãng nước mắm Long Hương. Điểm trưởng là ông Nguyễn Hữu Nghĩa, phó là ông Nhàn.
Hồi nầy, có hệ thống quản lý gọi là “Liên trường”. Ba điểm Hoà Khánh, An Hoà và Tân Phú Đông là Liên Trường cấp một.
Điểm Tân Phú Đông lại có các điểm nữa là: Phú Mỹ, Đình cháy (đình Tân Phú Đông) và bền tàu cầu Rạch Rắn. Điểm trưởng quản lý, điều hành là cô Đỗ Thị Gấm.
Ba điểm Tân Phú Đông, Hoà Khánh và Trường C2 Võ Thị Sáu hợp lại thành “Liên Trường”. Hiệu trưởng Liên trường này là cô Nguyễn Thị Hy.
Năm 1981, ông Phùng Tân Dân được chuyển đi. Ông Đoàn Đức Lâm làm Điểm trưởng quản lý 2 điểm Hoà Khánh và An Hoà cho đến năm 1987.
Năm học 1986-1987, Trường Hoà Khánh mới được xây dựng tại địa điểm ngày nay, lúc đó là một sân cát (nên gọi là trường Sân Cát) !
Cơ sở vật chất mới của trường gồm 5 phòng trệt và 5 phòng lầu. Từ đó học sinh hai điểm trường Hoà Khánh và An Hoà được chuyển hết về trường mới.
Tháng 8-1986, ông Trần Văn Đởm được Phòng Giáo dục điều về làm Hiệu trưởng; Hiệu phó cấp 1 là ông Nguyễn Hữu Phước; Hiệu phó cấp 2 là ông Sơn, sau là ông Lưu Minh Chánh.
Sang năm 1987, trường được đầu tư xây dựng them các phòng học, nhưng vẫn còn hai lớp 6 phải học ở nhà kho lợp lá, hai lớp lại kề lưng với nhau ! Sân trường trồng trải, là một bãi cát, mỗi khi gió thổi, cát bay mù mịt, giờ ra về học sinh bước đi trên cát cũng làm tung bụi cát. Trường không cổng, không rào, để bảo vệ người ngoài đột nhập phải làm rào tạm bằng cây tầm vông chắn ngang !
Đến tháng 9-1993, theo qui định, mỗi xã phường chỉ có 1 trường cấp 2, do vậy, học sinh các lớp 6,7,8,9 phải nhập về Trường cấp 2 Võ Thị Sáu. Năm nầy, trường được đầu tư xây them một dãy 5 phòng học hướng ra Quốc lộ 80.
Khi ông Trần Văn Đởm được điều về Trường THPT thị xã Sa Đéc, ông Nguyễn Hữu Phước thay làm Hiệu trưởng.
Năm học 1996-1997, trường được đầu tư xây dựng cổng và hàng rào.
Ông Nguyễn Tấn Cường làm Hiệu trưởng, Hiệu phó là cô Dương Ánh Nguyệt.
Từ năm 1997 cho đến 2005, Sở Giáo dục-Đào tạo đầu tư từng bước xây dựng hàng rào kiên cố cho trường. Các phòng chức năng cũng được trang bị 10 máy vi tính, có giáo viên chuyên trách; 10 chiếc đàn được trang bị để các em học nhạc…
Trường đạt Trường chuẩn Quốc gia là kết quả của sự nổ lực, đóng góp của tập thể sư phạm nhà trường, đóng góp của thành tích thầy và trò cùng Hội cha mẹ học sinh…Lãnh đạo nhà trường qua các thời kỳ;
Hiệu trưởng: ông Trần An Ngươn (1997-2005)
Hiệu phó: cô Dương Ánh Nguyệt (nghỉ hưu 2007).
Hiệu trưởng: cô Trần Thị Sáng (2005- 2012)
Hiệu phó: ông Trần Minh Luân (2007- 2012)
Hiệu trưởng: Ông Nguyễn Thanh Sơn (2012 – 2014).
Dưới đây là các thầy cô từng dạy học ở trường Hoà Khánh từ 1975 đến nay: Cấp 1: Phùng Tân Dân, Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Thị Hồng Phấn, Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Thị Thanh Nga, Lê Ngọc Tuyết, Nguyễn Hồng Hoa, Thái Kim Hương, Trần Kim Anh, Phan Thị Thanh Hương, Dương Ánh Nguyệt, Ung Thị Mười, Ngô Hiếu Hạnh, Võ Việt Oanh, Trần Thị Sắc, Ong Thị Muối, Lê Thị Tuyết, Trần Minh Nguyệt, Cao Văn Trí, Lăng Minh Nghiệp, Huỳnh Thanh Điền, Võ Thị Bảo Trâm, Nguyễn Hữu Phước, Nguyễn Kim Lang, Nguyễn Ngọc Lang, Hoàng Việt Hiền, Huỳnh Kim Nương, Hứa Thị Kim Hồng, Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, Nguyễn Thị Thuỳ Linh, Trần Thị Gọn, Nguyễn Thị Phượng, Trần Thị Kim Ngọc, Trang Sĩ Ba, Lê Thị Ánh Xuân, Nguyễn Ngọc Ánh, Trần Bảo Nguyên, Trương Thị Tuyết Mai, Cao Hoàng Sanh, Nguyễn Thị Kim Bình, Lê Thị Bé.
Cấp 2: Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, Lưu Thái Thuận, Nguyễn Hữu Trí, Nguyễn Thị Hồng, Lê Hữu Duật, Đặng Văn Châu, Lưu Minh Chánh, Nguyễn Ngọc Phương, Nguyễn Hoàng An, Kam Kim Hương…
Ngày 18-9, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa cho biết dự kiến năm học 2025-2026, Trường THPT chuyên Lam Sơn sẽ tuyển sinh một lớp chuyên tiếng Trung Quốc.