"Người thầy giáo không chỉ nhìn học sinh bằng ánh mắt mà còn bằng cả trái tim mình..."

Thứ hai - 07/01/2019 15:12
Phóng viên Đông Xuân, Đài Truyền thanh TP Sa Đéc có cuộc gặp gỡ, trò chuyện với ThS. Võ Thanh Tùng – Phó Bí thư Thành ủy - Chủ tịch UBND TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.
ThS. Võ Thanh Tùng – Phó Bí thư Thành ủy - Chủ tịch UBND TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.
ThS. Võ Thanh Tùng – Phó Bí thư Thành ủy - Chủ tịch UBND TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.

Năm học vừa qua, được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các cấp Uỷ, Chính quyền, sự nỗ lực ngành Giáo dục, phụ huynh học sinh, các Mạnh Thường Quân và sự phấn đấu bền bỉ của đội ngũ quản lý giáo dục, thầy cô giáo và các em học sinh, sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo thành phố đã có bước tiến rõ nét: hệ thống trường lớp được đầu tư xây dựng, nâng cấp, trang thiết bị dạy học được tăng cường, chất lượng dạy học năm sau cao hơn năm trước, số lượng huy động học sinh đến lớp và duy trì sỉ số được đảm bảo tối đa, số lượng học sinh đạt giải cao cấp tỉnh, khu vực, cả nước cũng như số học sinh tốt nghiệp THPT và đậu vào các trường Đại học, Cao đẳng ngày càng tăng. Đặc biệt thành phố Sa Đéc là đơn vị duy trì tốt thành quả công tác phổ cập giáo dục Trung học phổ thông và duy trì chuẩn phổ cập mầm non 5 tuổi, phổ cập bậc Tiểu học, THCS. Nói chung là hoàn thành và duy trì chuẩn phổ cập ở 4 cấp học. Đây là thành tích đáng phấn khởi mà không phải địa phương nào cũng có được. Thay mặt Uỷ ban nhân dân thành phố tôi ghi nhận và biểu dương tất cả những ai đã và đang đóng góp, dù nhỏ nhất, cho sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo của Thành phố chúng ta trong thời gian qua.
ThS. Võ Thanh Tùng - Phó Bí thư Thành ủy - Chủ tịch UBND TP Sa Đéc:
BTV: Xin chào ông, được biết trong năm học qua ngành Giáo dục và đào tạo thành phố kết thúc thắng lợi nhiệm vụ năm học 2017-2018, thành phố Sa Đéc của chúng ta đã duy trì tốt chuẩn phổ cập giáo dục ở cả 04 bậc học; cơ sở vất chất, trang thiết bị dạy học được tăng cường, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng lên. Ông đánh giá như thế nào về thành quả này?
 
ThS. Võ Thanh Tùng – Phó Bí thư Thành ủy - Chủ tịch UBND TP Sa Đéc
  
PV Đông Xuân: Với những thành quả đáng khích lệ như ông vừa nêu, thay mặt Ban biên tập tôi xin được chúc mừng, chia sẻ niềm vui này cùng ông và ngành Giáo dục thành phố. Thưa ông, hiện nay ngành Giáo dục đang có nhiều đổi mới, vậy dưới góc độ quản lý nhà nước ở địa phương, ông có định hướng gì cho ngành trong thời gian tới?
ThS. Võ Thanh Tùng - Phó Bí thư Thành ủy - Chủ tịch UBND TP Sa Đéc:
 Như chúng ta biết, đã từ lâu Sa Đéc được mệnh danh là vùng đất học; cũng đã có nhiều người thành đạt được nhân dân cả nước và thế giới biết tới. Đảng, Nhà nước trước sau như một, xem giáo dục là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Hiện tại Đồ án Qui hoạch chung thành phố Sa Đéc đến năm 2030 tầm nhìn đến 2050 đã được UBND Tỉnh phê duyệt theo hướng xây dựng thành phố Sa Đéc là thành phố hoa, kết nối các thành phố đồng bằng sông Cửu Long, là thành phố thông minh, văn minh và hiện đại, là trung tâm kinh tế- văn hoá, xã hội cấp vùng; thành phố Sa Đéc cũng vừa được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận là đô thị loại 2. Xuất phát từ nhu cầu phát triển nguồn nhân lực là quan trọng nhằm đáp ứng nguồn lao động chất lượng cao cho tương lai. Do vậy vấn đề đặt ra cho ngành Giáo dục là rất lớn, rất nặng; bên cạnh đó ngành Giáo dục Sa Đéc còn phải chịu nhiều áp lực cạnh tranh về chất lượng giáo dục trong tỉnh và sự đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.
Để sự nghiệp Giáo dục & Đào tạo thành phố ngày càng phát triển Uỷ ban nhân dân thành phố đề ra nhiều giải pháp thực hiện như:
- Trước tiên, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức mọi người, mọi tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của Giáo dục và Đào tạo để cộng đồng cùng chung tay chăm lo. Uỷ ban nhân dân thành phố cũng yêu cầu Phòng Giáo dục & Đào tạo chỉ đạo các trường quan tâm đổi mới giáo dục; phải chuẩn mực và chịu trách nhiệm trước đảng, trước dân về mục tiêu, nội dung chất lượng giáo dục, đồng thời phát huy vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong phối hợp hành động; tăng cường phản biện xã hội để tạo không khí thân thiện, dân chủ trong môi trường giáo dục.
- Hằng năm và từng giai đoạn Phòng Giáo dục & Đào tạo và các trường phải bám sát mục tiêu kế hoạch của ngành, bám sát qui hoạch mạng lưới trường lớp, giáo viên, học sinh để đề xuất và điều hành nhiệm vụ năm học, từ đó đề xuất và ban hành các mục tiêu, chỉ tiêu, kế hoạch năm học sau cho phù hợp.
- Uỷ ban nhân dân thành phố yêu cầu ngành Giáo dục chỉ đạo các trường trong dạy học phải phát huy năng lực, phẩm chất, sức sáng tạo của học sinh; giải quyết hài hoà giữa đức, trí, thể, mỹ; dạy học theo hướng hiện đại, tăng cường thực hành, khuyến khích sự động não của học sinh, khắc phục sự truyền đạt một chiều, máy móc, tức là giáo viên phải biết dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích học sinh tự đào sâu suy nghĩ, biết cách cập nhật tri thức trên mạng và thực tiễn. Đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
- Thực hiện tốt chỉ đạo của ngành dọc cấp trên tức là Sở GD&ĐT trong việc đổi mới trong thi cử, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục, đánh giá xếp loại trường lớp, giáo viên, học sinh để cho ra kết quả trung thực, kiên quyết không để xảy ra tiêu cực hoặc chạy theo thành tích. Hướng các trường học tích cực áp dụng phương pháp giáo dục mở, tức là tạo môi trường thân thiện, gần gũi học sinh, đẩy mạnh các hoạt động ngoại khoá, thực hành để các em học sinh có điều kiện tự khẳng định bản thân, vận hành cuộc sống trong tương lai.
- Uỷ ban nhân dân thành phố còn giao thêm cho ngành Giáo dục trách nhiệm quản lý giáo dục theo hướng tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội đối với các trường học; đề cao vai trò công tác quản lý giáo dục và cán bộ quản lý giáo dục để hướng đến nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và bền vững. Do vậy, trước mắt, việc chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, qui hoạch đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và đội ngũ nhà giáo phải được xem trọng để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới.
Trong giai đoạn mới này cũng cần nói thêm là việc liên doanh, liên kết quốc tế trong giáo dục đào tạo đóng vai trò hết sức quan trọng, cần phải được chắt chiu tạo điều kiện cho hoạt động, chúng ta không thể đóng khung trong nước được, nhất là đào tạo ngoại ngữ cho học sinh các cấp học. Hiện nay Tỉnh ta đã cấp phép cho nhiều thầy cô giáo nước ngoài vào dạy ngoại ngữ ở các trường công lập và tư thục ở các bậc học trong Thành phố chúng ta.
- Vấn đề sau cùng tôi muốn nói đó là việc xã hội hoá giáo dục. Tôi rất mừng vì thành phố Sa Đéc chúng ta hiện giờ có nhiều cơ sở giáo dục ngoài công lập được hình thành để cùng chung tay với nhà nước chăm lo cho sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo như: Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển giáo dục, trường Mầm non ngoại ngữ Tổ Ong vàng... là điểm nhấn quan trọng trong xã hội hoá giáo dục tại Thành phố chúng ta. Chúng ta cũng trân trọng sự đóng góp, quan tâm đến sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo của các Mạnh Thường Quân, các nhà hảo tâm, các tổ chức, cá nhân đã và đang nỗ lực đóng góp trí tuệ, công sức, tiền bạc cho sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo của Thành phố.
 Để thực hiện tốt các giải pháp, các vấn đề vừa nêu trên, tôi nghĩ cấn phải có thời gian, đòi hỏi lộ trình cụ thể cùng với sự đồng thuận không chỉ của cộng đồng giáo dục mà còn có sự chung tay của cả hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội vì tương lai con em chúng ta và sự phát triển của sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo Thành phố.
  PV Đông Xuân: Xin cảm ơn ông! Được biết, trước kia ông cũng từng là một nhà giáo, nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm nay, ông có thể nói lên cảm nghĩ và lời chúc mừng của mình đối với các thế hệ thầy cô giáo và ngành Giáo dục của Thành phố Sa Đéc chúng ta?
ThS. Võ Thanh Tùng - Phó Bí thư Thành ủy - Chủ tịch UBND TP Sa Đéc:
 Đúng vậy, tôi vốn khởi nghiệp từ nghề thầy giáo, giờ đây, tới ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 trong tôi có nhiều cảm xúc cũng bồi hồi, nôn nao, xao xuyến như thuở nào còn hoạt động trong ngành Giáo dục. Đó là một tình cảm rất riêng, rất đặc biệt không chỉ riêng tôi mà còn  đối với những ai đã có một thời đứng trên bục giảng.
Dân tộc ta có truyền thống: “Tôn sư trọng đạo”, nét đẹp ấy đã được bao thế hệ người Việt Nam kế thừa và phát huy.
Tôi nghĩ, thầy cô giáo được xã hội tôn vinh, coi trọng như vậy, bởi người thầy luôn tượng trưng cho những gì chuẩn mực, đạo lý và họ có sứ mệnh cao quý là truyền đạt đạo lý cho người khác, khơi nguồn cảm hứng, thổi bùng ngọn lửa khát vọng, dìu dắt học trò trong hành trình đi chinh phục, khám phá những tri thức mới.
Tôi cho rằng: Người thầy cô giáo tốt là người không chỉ nhìn học sinh bằng ánh mắt mà còn bằng cả trái tim mình, biết giúp học sinh đi từ những bước đi ban đầu để rồi sau đó tự nó có thể vươn lên đỉnh cao khoa học, trở nên người có học vấn, có nhân cách tốt đẹp, có tri thức, năng lực giúp ích cho đời.
Trong cuộc sống ai ai trong đời cũng phải có một thời đi học, cũng mang trong lòng bóng dáng người thầy cô giáo mà mình yêu mến, đối với nhiều người trong lòng cũng có những cảm xúc khó tả, những mong nhớ, nuối tiếc về thời đi học đã qua, những kỷ niệm về thầy cô và những người bạn học . Ngày 20-11 là ngày mà xã hội tri ân quí thầy cô giáo và thầy cô giáo đón nhận tình cảm của toàn xã hội, tình cảm chân thành của học trò, thấy ấm lòng hơn khi nhìn những ánh mắt trong sáng, những câu nói, nụ cười thân thương, sự quan tâm lo lắng của các em làm thầy cô quên đi bao mệt mỏi của bộn bề công việc, những lo toan trong cuộc sống đời thường.
Ngày nay, quí thầy cô giáo đang sống, làm việc trong những điều kiện thuận lợi hơn trước, song cũng rất nhiều thách thức đang đặt ra như: vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong hội nhập, đào tạo theo nhu cầu xã hội... Hơn ai hết, với vai trò là người thầy- “Là kỹ sư tâm hồn” có trách nhiệm phải bồi dưỡng tri thức cho thế hệ trẻ, do vậy tôi nghĩ, mỗi thầy cô giáo phải biết làm chủ khoa học, công nghệ, khắc phục những khó khăn bằng sức lực, trí tuệ và lòng yêu nghề; phải có bản lĩnh, vừa giữ được phẩm chất tốt đẹp của nghề nghiệp cao quý, vừa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về tri thức, về kiến thức chuyên môn, về nghiệp vụ sư phạm trong thời kỳ mới. Còn đối với các em học sinh là cố gắng học giỏi, chăm ngoan là sự tri ân tốt nhất của mình đối với thầy cô.
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, thay mặt Uỷ ban nhân dân thành phố Sa Đéc và bằng tình cảm cá nhân, tôi xin trân trọng gửi tới quí thầy, cô giáo đã nghi hưu cũng như đang công tác trong ngành Giáo dục những lời chúc tốt đẹp nhất, những đoá hoa tươi thắm nhất. Chúc quý thầy cô giáo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, tự tin, yêu nghề và luôn vững vàng trên bục giảng !
  PV Đông Xuân: Xin cảm ơn ông! Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, thay mặt Đài TT TP, xin chúc ông và gia đình luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc và lãnh đạo Thành phố Sa Đéc ngày càng phát triển hơn nữa./.

Tác giả bài viết: Đông Xuân -Đài TT

Nguồn tin: sadec.dongthap.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay215
  • Tháng hiện tại23,964
  • Tổng lượt truy cập7,962,396
TIN GIÁO DỤC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây