Theo Kế hoạch sô số 268/KH-TCTĐA06 ngày 23/10/2023 của Tổ công tác Đề án 06 thuộc UBND Thành phố Sa Đéc về Triển khai thực hiện các mô hình điểm của Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn thành phố Sa Đéc
Hướng dẫn bảo đảm an toàn thông tin,tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục
Thứ năm - 20/06/2024 09:24
Ngày 31/01/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định phê duyệt Tài liệu hướng dẫn an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lí trong giáo dục đối với giáo viên và cán bộ quản lý trong lĩnh vực giáo dục, từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông.
Tài liệu được biên soạn nhằm mục đích:
1. Nâng cao nhận thức: Tăng cường nhận thức về tầm quan trọng của an toàn thông tin trong giáo dục, từ việc bảo vệ dữ liệu cá nhân và nhà trường, đến việc tạo môi trường vui chơi, học tập an toàn cho trẻ em, học sinh.
2. Cung cấp kiến thức cơ bản và nâng cao: Trang bị cho người đọc những kiến thức cơ bản và nâng cao về an toàn thông tin, từ lý thuyết đến các tình huống thực tế, cùng với các chiến lược và kỹ thuật để quản lý rủi ro và nguy cơ an ninh mạng.
3. Phát triển kỹ năng ứng dụng: Hướng dẫn cụ thể về cách áp dụng các nguyên tắc an toàn thông tin trong môi trường giáo dục, từ quản lý thông tin trẻ em, học sinh, bảo vệ dữ liệu trên các nền tảng giáo dục số, đến việc sử dụng an toàn các công cụ trực tuyến.
4. Xây dựng chính sách và thực hành tốt nhất: Hỗ trợ các trường học và giáo viên trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách an toàn thông tin hiệu quả, đồng thời phát triển các thực hành tốt nhất trong giáo dục trẻ em, học sinh về an toàn thông tin.
5. Tạo môi trường học tập an toàn và đáng tin cậy: Góp phần tạo ra một môi trường học tập an toàn, đáng tin cậy, nơi mà trẻ em, học sinh có thể khám phá và học hỏi mà không phải lo ngại về các nguy cơ an ninh mạng
Tài liệu bao gồm 04 nội dung chính:
Chương 1. Cơ bản về an toàn thông tin, giúp người đọc hiểu biết định nghĩa, khái niệm cơ bản về an toàn thông tin, mục tiêu của an toàn thông tin, các nguy cơ và mối đe dọa mất an toàn thông tin trong giảng dạy và quản lý giáo dục.
Chương 2. An toàn thông tin trong giáo dục, giúp người đọc nhận thức được tầm quan trọng của an toàn thông tin trong giáo dục, các công cụ, tài nguyên và phương pháp giáo dục về an toàn thông tin.
Chương 3. Một số lưu ý về an toàn trong giảng dạy trực tuyến, bao gồm lưu ý về an toàn điện và thiết bị điện tử; an toàn sức khỏe của trẻ em, học sinh khi học trực tuyến, học trên truyền hình.
Chương 4. Kỹ năng An toàn thông tin cá nhân và cách nhận diện, giúp giáo viên và cán bộ quản lý hiểu biết về các rủi ro trực tuyến, bảo vệ thông tin cá nhân, phát triển ý thức an toàn trực tuyến, giảng dạy về an toàn trực tuyến cho học sinh, sử dụng phần mềm an toàn và công cụ kiểm tra an toàn thông tin, biết cách phản ứng trước các tình huống nguy hiểm trực tuyến, xây dựng chính sách an toàn thông tin.
Nội dung chi tiết của Tài liệu hướng dẫn an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lí trong giáo dục, mời bạn đọc xem tại đây.
Năm 1954, Trường THPT Vũng Tàu được thành lập. 70 năm qua nhiều thế hệ học sinh của ngôi trường này thành đạt, trở thành những trụ cột trong lĩnh vực công tác của mình.
Thay vì đưa áo dài quay lại nhà trường như đồng phục bắt buộc thì nên tăng cường hơn các hoạt động để người trẻ hiểu ý nghĩa của trang phục truyền thống.
Thanh tra Chính phủ kết luận Bộ GD-ĐT buông lỏng công tác quản lý, để sai phạm trong hoạt động liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ diễn ra kéo dài, gây bức xúc dư luận xã hội.