Lập trình Coding

Lập trình Coding

Lập trình Coding yêu cầu học sinh phải sáng tạo để lập trình. Khóa học bao gồm tất cả các khái niệm cơ bản về lập trình, từ hướng dẫn cơ bản,  vòng lặp, điều kiện đến biến và chức năng, nó có thể được sử dụng như một công cụ cơ bản để giới thiệu và đưa vào giảng dạy môn lập trình. Nhờ nội dung được xây dựng thành các mô-đun, nó có thể phục vụ như là một sự bổ sung của các công cụ khác mà trước đó đã được sử dụng để dạy lập trình.

Xem tiếp...

Kế hoạch xây dựng Thành học tập, giai đoạn 2021-2030

Thứ sáu - 12/03/2021 15:04
Ủy ban nhân dân thành phố Sa Đéc ban hành Kế hoạch xây dựng Thành học tập, giai đoạn 2021-2030
Kế hoạch xây dựng Thành học tập, giai đoạn 2021-2030

KẾ HOẠCH
Xây dựng Thành phố học tập, giai đoạn 2021-2030


Căn cứ Bộ tiêu chí xây dựng Thành phố học tập ban hành kèm theo Công văn số 86/BGDĐT-GDTX ngày 08 tháng 01 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn đăng ký tham gia Mạng lưới thành phố học tập của UNESCO. Ủy ban nhân dân thành phố Sa Đéc ban hành Kế hoạch xây dựng Thành học tập, giai đoạn 2021-2030 với những nội dung cụ thể như sau:

I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

  • Nhằm nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị và người dân về việc xây dựng Thành phố học tập.
  • Thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời cho mọi người dân thành phố Sa Đéc, từ đó góp phần nâng cao trình độ dân trí, tăng thu nhập và mức sống cho mọi người dân Thành phố.
  • Giúp cho người dân thành phố Sa Đéc có điều kiện thuận lợi hơn trong việc trao đổi ý tưởng, tri thức và kinh nghiệm với các Thành phố thành viên khác trên toàn thế giới.
  • Khơi dậy và tiếp thêm năng lượng cho các cộng đồng dân cư của Thành phố; khai thác giá trị sáng tạo của các đối tác tại địa phương, khu vực và quốc tế góp phần vào sự phát triển ổn định về mọi mặt của Thành phố.
  • Thực hiện hoàn thành Bộ tiêu chí xây dựng Thành phố học tập gắn với việc xây dựng xã hội học tập, giai đoạn 2021-2030.

II.NỘI DUNG THỰC HIỆN

  1. Công tác thông tin tuyên truyền
  • Duy trì và nâng cao chất lượng chuyên mục “Khuyến học, khuyến tài”, “An toàn giao thông” trên hệ thống Truyền thanh Thành phố.
  • Thực hiện Chương trình diễn đàn “Chính quyền thành phố Sa Đéc đối thoại cùng nhân dân” với chủ đề về xây dựng xã hội học tập, Thành phố học tập.
  • Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền phong trào gia đình học tập, dòng họ học tập, đơn vị học tập, cộng đồng học tập cấp xã và công dân học tập.
  • Nghiên cứu và tổ chức thực hiện tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú, phù hợp với tình hình thực tế nhằm động viên mọi người học tập suốt đời; hàng năm tổ chức lễ phát động và các hoạt động hưởng ứng Tháng khuyến học và Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời.

2.Tổ chức các hình thức hoạt động học tập suốt đời trong các thiết chế giáo dục ngoài nhà trường (các phương tiện thông tin đại chúng, thư viện, Trung tâm Văn hóa-Học tập cộng đồng, câu lạc bộ,...)

  • Các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh Thành phố thường xuyên thực hiện các chuyên mục bồi dưỡng, phổ biến kiến thức về các lĩnh vực của khoa học và đời sống.
  • Tiếp tục xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, Trung tâm Văn hóa-Học  tập  cộng  đồng,  câu  lạc bộ..., cụ thể:
+ Thực hiện giới thiệu, tuyên truyền, giáo dục về các di tích văn hóa cấp tỉnh, cấp quốc gia trên địa bàn thành phố Sa Đéc.
+ Củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ, hướng dẫn viên; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, tạo điều kiện để các thiết chế ngoài nhà trường tham gia tích cực vào việc cung ứng các chương trình học tập suốt đời đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân và học sinh, sinh viên.
+ Đa dạng hóa các hình thức cung ứng các chương trình học tập suốt đời của các thiết chế ngoài nhà trường như tổ chức hội thảo, nói chuyện chuyên đề, tổ chức trò chơi, thi tìm hiểu; xây dựng các trung tâm giáo dục, không gian sáng tạo trong các thư viện, nhà văn hóa…; tổ chức triển lãm, trưng bày lưu động; biên soạn các loại tài liệu, tờ rơi,..., nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi tầng lớp nhân dân tham gia học tập suốt đời. Tổ chức tập huấn về hình thức, phương pháp tổ chức dạy học ở các thiết chế ngoài nhà trường.

3.Củng cố, phát triển mạng lưới các cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu học tập suốt đời của người dân

        Củng cố, phát triển Trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố cùng với việc phát triển các cơ sở giáo dục chính quy nhằm đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, học suốt đời của mọi đối tượng. Tập trung xây dựng các mô hình làm công cụ thiết yếu để xây dựng xã hội học tập, thành phố học tập từ cơ sở, cụ thể:

3.1.Trung tâm Văn hóa-Học tập cộng đồng các xã, phường

  • Phát triển bền vững mô hình Trung tâm Văn hóa-Học tập cộng đồng (TTVH-HTCĐ) tại các xã, phường trên địa bàn nhằm thực hiện các chương trình xóa mù chữ, các chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, y tế, sức khỏe cộng đồng, chính trị, pháp luật, văn hóa,... đáp ứng yêu cầu học tập đa dạng của cộng đồng dân cư.
  • Nâng cao chất lượng hoạt động của các TTVH-HTCĐ, mở rộng địa bàn, nội dung hoạt động đến các khóm, ấp, cụm dân cư; tăng dần số lượng TTVH-HTCĐ được kết nối và hướng dẫn sử dụng Internet; phấn đấu tăng số lượng TTVH-HTCĐ hoạt động có hiệu quả qua từng năm, khắc phục bệnh hình thức và kém hiệu quả trong hoạt động của các TTVH-HTCĐ.
  • Thường xuyên tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên về nghiệp vụ xây dựng kế hoạch hoạt động, điều tra nhu cầu người học, phát triển các câu lạc bộ cộng đồng; có kế hoạch cụ thể về xây dựng đội ngũ giáo viên, báo cáo viên, hướng dẫn viên có đủ kinh nghiệm và năng lực để giảng dạy tại TTVH-HTCĐ. Tổ chức hội thảo rút kinh nghiệm về mô hình TTVH-HTCĐ kết hợp với nhà văn hóa, bưu điện văn hóa xã, thư viện xã để nhân rộng điển hình trên địa bàn. Có cơ chế khuyến khích người có kinh nghiệm, có kiến thức, những cán bộ nghỉ hưu tham gia vào các hoạt động của TTVH-HTCĐ.
  • Ngành giáo dục phối hợp với Hội Khuyến học và Khoa học Lịch sử tham mưu cho các cấp ủy đảng, chính quyền có biện pháp hỗ trợ tích cực cho các TTVH- HTCĐ phát triển bền vững và xem các TTVH-HTCĐ là trường học của nhân dân, là công cụ thiết yếu để xây dựng xã hội học tập, thành phố học tập từ cơ sở.

3.2.Trung tâm giáo dục thường xuyên Thành phố

  • Mở rộng quy mô hợp lý, nâng cao chất lượng, năng lực của Trung tâm giáo dục thường xuyên (TTGDTX) Thành phố theo hướng thực hiện các nhiệm vụ: giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp, dạy ngoại ngữ-tin học và dạy nghề.
  • Đa dạng hóa nội dung chương trình hoạt động của TTGDTX: phối hợp với các sở, ban, ngành, các tổ chức và cá nhân có liên quan để tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công chức, đặc biệt là cán bộ, công chức cấp xã; tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông; liên kết với các cơ sở giáo dục chính quy tổ chức các khóa đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học, học từ xa; tổ chức dạy ngoại ngữ, tin học; tổ chức các lớp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên và người lao động, đào tạo nghề cho lao động nông thôn...
  • Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các ban, ngành và các tổ chức đoàn thể của Thành phố với Sở GD và ĐT tỉnh Đồng Tháp trong việc tạo điều kiện, hỗ trợ TTGDTX Thành phố xây dựng cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, báo cáo viên và tổ chức các hoạt động giáo dục.
  • Tăng cường tư vấn, phối hợp và hỗ trợ hoạt động của TTGDTX Thành phố với các TTVH-HTCĐ xã, phường.
  • Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên…; đổi mới công tác quản lý, tăng cường nề nếp, kỷ cương nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

3.3.Các cơ sở giáo dục chính quy làm nhiệm vụ giáo dục thường xuyên

  • Tổ chức nghiên cứu về các hình thức học tập suốt đời, phát triển các loại học liệu phục vụ cho học tập suốt đời.
  • Xây dựng chương trình và triển khai bồi dưỡng về phương pháp giáo dục người lớn cho giáo viên các cơ sở giáo dục thường xuyên.
  • Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá nhằm giáo dục cho sinh viên năng lực tự học, khả năng nghiên cứu để học tập suốt đời có hiệu quả.
  • Tích cực tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
  • Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá trong các trường nhằm giáo dục cho học sinh tinh thần ham học, năng lực tự học, khả năng nghiên cứu để học tập suốt đời có hiệu quả.
  • Củng cố, phát triển các trung tâm ngoại ngữ, tin học đáp ứng nhu cầu học tập về ngoại ngữ, tin học của cán bộ, công chức và người lao động. Rà soát năng lực của đội ngũ giáo viên và có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên đạt chuẩn theo kế hoạch của Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2020-2025”.
  • Tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế khác nhau thành lập các cơ sở học tập, bồi dưỡng thường xuyên cho người lao động.

4.Đẩy mạnh hình thức học từ xa, học qua mạng

Đẩy mạnh các hình thức học từ xa, học qua mạng (E-learning) phục vụ học tập suốt đời - xây dựng xã hội học tập, thành phố học tập, bao gồm:
  • Đẩy mạnh các hoạt động đào tạo từ xa để chuẩn hóa số lượng giáo viên Mầm non, Tiểu học và THCS chưa đạt chuẩn về trình độ đào tạo theo Luật Giáo dục sửa đổi.
  • Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ cho việc đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến (E-learning); tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong việc cung ứng các chương trình học tập suốt đời cho mọi người.

5.Triển khai các biện pháp hỗ trợ người học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập suốt đời

  • Có chính sách hỗ trợ cho người học thuộc đối tượng chính sách, phụ nữ, ... theo địa bàn, đặc biệt là các nơi có điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn.
  • Đánh giá, công nhận kết quả học tập không chính quy nhằm khuyến khích mọi người dân tự học, tự tích lũy kiến thức.
  • Tổ chức biên soạn các tài liệu học tập và cơ sở dữ liệu, nhất là hệ thống học liệu về các lĩnh vực nông, ngư nghiệp, y tế, văn hóa, pháp luật, biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, phòng chống thiên tai,... đáp ứng nhu cầu học tập đa  dạng của mọi tầng lớp nhân dân.
  • Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá trong việc tổ chức thực hiện các chương trình học tập không chính quy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, năng lực tự học, vận dụng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm sẵn có của người học.

6.Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình xây dựng xã hội học tập, thành phố học tập

  • Quy định trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của các tổ chức và cá nhân; cơ chế tham gia, phối hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp đối với học tập suốt đời, xây dựng XHHT, TPHT.
  • Xây dựng XHHT, TPHT là nội dung bắt buộc trong chương trình, kế hoạch hoạt động, thi đua hàng năm và từng giai đoạn của các ngành, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể, tổ chức và doanh nghiệp.
  • Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng xã hội học tập ở cấp xã, phường và Thành phố nhằm thực hiện có hiệu quả kế hoạch xây dựng XHHT, TPHT, thống nhất chỉ đạo việc triển khai xây dựng XHHT, TPHT từ Thành phố đến các xã, phường.
  • Củng cố, xây dựng bộ phận làm đầu mối quản lý về học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập ở các ban, ngành, đoàn thể Thành phố. Hàng năm các ban, ngành, đoàn thể phải báo cáo kết quả thực hiện về Ban Chỉ đạo xây dựng XHHT, TPHT Thành phố.
  • Các doanh nghiệp xây dựng “Quỹ học tập suốt đời” của đơn vị để tổ chức các hoạt động học tập suốt đời và hỗ trợ người học; tạo điều kiện thuận lợi cho những người có nhu cầu nâng cao trình độ nghề nghiệp, chuyển đổi nghề nghiệp được đào tạo, đào tạo lại.
  • Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Khuyến học và Khoa học Lịch sử, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố và các tổ chức đoàn thể khác triển khai các hoạt động xây dựng XHHT, TPHT phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình.
  • Tổ chức đánh giá việc thực hiện xây dựng XHHT, TPHT theo chuẩn quy định của Ban chỉ đạo Quốc gia: Tỉnh học tập, thành phố học tập, xã học tập.

7.Thời gian và các tiêu chí thực hiện

a.Thời gian thực hiện

- Từ ngày 01/01/2021 đến ngày 31/12/2030.

b.Các tiêu chí thực hiện xây dựng Thành phố học tập

Thực hiện theo 03 tiêu chuẩn được quy định tại Công văn số 86/BGDĐT- GDTX ngày 08/01/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
 
(Theo phụ lục đính kèm)

III.TỔ CHỨC THỰC HIỆN

  1. Quản lý Kế hoạch
  • Ban Chỉ đạo xây dựng thành phố học tập chỉ đạo việc triển khai thực hiện Kế hoạch.
  • Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố là cơ quan Thường trực triển khai thực hiện Kế hoạch.
  • Hàng năm, Ban Chỉ đạo xây dựng Thành phố học tập các cấp họp kiểm điểm, rút kinh nghiệm chỉ đạo, sơ kết đánh giá kết quả và triển khai các nhiệm vụ tiếp theo của Kế hoạch.

2.Phân công nhiệm vụ của các ban, ngành, đoàn thể Thành phố và UBND các xã, phường

Tất cả các ban, ngành, đoàn thể Thành phố và UBND các xã, phường có trách nhiệm tạo mọi điều kiện thuận lợi để đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc ngành mình được học tập suốt đời và tổ chức biên soạn các tài liệu học tập cho mọi tầng lớp nhân dân về các lĩnh vực theo chức năng và nhiệm vụ của từng ngành; phối hợp chặt chẽ với Phòng Giáo dục và Đào tạo cùng các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ xây dựng thành phố học tập trên phạm vi toàn Thành phố.
Ngoài những nhiệm vụ chung các cơ quan, đơn vị thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể như sau:

2.1.Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố

  • Là cơ quan Thường trực, chịu trách nhiệm chính về công tác xây dựng thành phố học tập; tổng hợp tình hình, báo cáo kịp thời về UBND Thành phố những vấn đề có liên quan đến công tác xây dựng thành phố học tập.
  • Trực tiếp chỉ đạo các trường THCS trên địa bàn Thành phố khuyến khích học sinh tốt nghiệp THCS vào học nghề, góp phần phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp.
  • Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác xây dựng XHHT, TPHT; hàng năm tổ chức tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ.
  • Tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục có nề nếp, chất lượng.
  • Nâng cao hiệu quả hoạt động của các TTVH-HTCĐ để đáp ứng nhu cầu học tập của người dân.
  • Phối hợp với Phòng Tài chính-Kế hoạch Thành phố lập dự toán kinh phí thực hiện.
  • Phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố triển khai thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn.
  • Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể thực hiện tuyên truyền về xây dựng XHHT, TPHT.
  • Tạo mọi điều kiện, cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ công tác.
  • Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình xây dựng XHHT, TPHT tập theo lĩnh vực phân công phụ trách.

2.2.Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố

  • Chủ trì, phối hợp với Phòng GD và ĐT và các ngành liên quan cùng UBND các xã, phường xây dựng và thực hiện Kế hoạch phát triển các cơ sở dạy nghề; mở rộng các hình thức dạy nghề trong các doanh nghiệp, công ty, dạy nghề gắn với sản xuất ở nông thôn; thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên thuộc diện chính sách theo quy định.
  • Thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ- TTg ngày 27/11/2009 của Chính phủ.
  • Phối hợp với trường Cao đẳng cộng đồng Đồng Tháp mở rộng quy mô, đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề nhằm khuyến khích thanh thiếu niên tốt nghiệp THCS vào học nghề, góp phần phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp.
  • Tạo mọi điều kiện, cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
  • Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn, nghề nghiệp cho người lao động.
  • Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về cơ quan Thường trực (Phòng GD&ĐT) tình hình xây dựng XHHT, TPHT tập theo lĩnh vực phân công phụ trách.

2.3.Phòng Tài chính-Kế hoạch thành phố

  • Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan, đảm bảo nguồn ngân sách Nhà nước, trong đó có nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia cấp hàng năm cho công tác xây dựng xây dựng thành phố học tập.
  • Chủ trì, phối hợp với Phòng GD&ĐT Thành phố xây dựng và tham mưu trong việc giao kinh phí hàng năm phục vụ công tác xây dựng thành phố học tập; đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở các trường trên địa bàn.
  • Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về cơ quan thường trực (Phòng GD&ĐT) tình hình xây dựng XHHT, TPHT theo lĩnh vực phân công phụ trách.
2.4.Phòng Nội vụ Thành phố
  • Chủ trì, phối hợp với các ngành, các tổ chức đoàn thể Thành phố và các xã, phường đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức học tập theo Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm; nghiên cứu xây dựng chương trình, nội dung kiến thức, kỹ năng cần phải bồi dưỡng cho cán bộ, công chức.
  • Tham mưu UBND Thành phố bổ sung biên chế giáo viên để ngành GD&ĐT có đủ lực lượng thực hiện công tác xây dựng XHHT, TPHT.
  • Tạo mọi điều kiện, cơ hội để cán bộ, công chức và người lao động trong ngành được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
  • Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về cơ quan thường trực (Phòng GD&ĐT) tình hình xây dựng XHHT, TPHT theo lĩnh vực phân công phụ trách.

2.5.Phòng Quản lý đô thị Thành phố

  • Tuyên truyền về các giải pháp cải thiện điều kiện môi trường sống của người dân thành phố.
  • Tạo mọi điều kiện, cơ hội để cán bộ, công chức và người lao động trong ngành được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
  • Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về cơ quan thường trực (Phòng GD&ĐT) tình hình xây dựng XHHT, TPHT theo lĩnh vực phân công phụ trách.

2.6.Phòng Tư pháp Thành phố

  • Chủ trì, phối hợp với ngành Giáo dục thực hiện tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật trong các trường học và các địa phương trên địa bàn Thành phố nhằm đáp ứng yêu cầu tìm hiểu và học tập của học sinh và quần chúng nhân dân.
  • Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về cơ quan thường trực (Phòng GD&ĐT) tình hình xây dựng XHHT, TPHT theo lĩnh vực phân công phụ trách.

2.7.Phòng Kinh tế Thành phố

  • Chủ trì, phối hợp với Phòng GD&ĐT và các cơ quan liên quan xây dựng các chương trình, học liệu học tập suốt đời liên quan đến nông nghiệp và nông thôn. Chỉ đạo, triển khai các chuyên đề thuộc lĩnh vực chuyên môn đáp ứng nhu cầu học tập của người dân.
  • Tạo mọi điều kiện, cơ hội để cán bộ, công chức và người lao động trong ngành được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
  • Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức nông nghiệp, nông thôn cho người lao động.
  • Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về cơ quan thường trực (Phòng GD&ĐT) tình hình xây dựng XHHT, TPHT theo lĩnh vực phân công phụ trách.
2.8.Trung tâm dịch vụ nông nghiệp
  • Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức nông nghiệp, nông thôn cho người lao động.
  • Tổ chức các Hội thảo để phổ biến, chuyển giao công nghệ mới trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt cho người lao động.

2.9.Phòng Y tế Thành phố

  • Chủ trì, phối hợp với Phòng GD&ĐT và các cơ quan liên quan xây dựng các chương trình, học liệu học tập suốt đời liên quan đến Y tế.
  • Chỉ đạo, triển khai các chuyên đề thuộc lĩnh vực chuyên môn đáp ứng nhu cầu học tập của người dân.
  • Tạo mọi điều kiện, cơ hội để cán bộ, công chức và người lao động trong ngành được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
  • Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức y tế cho người lao động.
  • Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về cơ quan thường trực (Phòng GD&ĐT) tình hình xây dựng XHHT, TPHT theo lĩnh vực phân công phụ trách.

2.10.Phòng Văn hóa- Thông tin Thành phố

  • Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, phản ánh kịp thời tình hình thực hiện công tác xây dựng xã hội học tập, thành phố học tập trong toàn Thành phố.
  • Phối hợp với các ngành và xã, phường quy hoạch mạng lưới đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất cho các Trung tâm Văn hóa-Học tập cộng đồng đúng theo chuẩn quy định.
  • Tạo mọi điều kiện, cơ hội để cán bộ, công chức và người lao động trong ngành được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
  • Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về cơ quan thường trực (Sở GD&ĐT) tình hình xây dựng XHHT, TPHT theo lĩnh vực phân công phụ trách.

2.11.Phòng Tài nguyên-Môi trường Thành phố

  • Chủ trì, phối hợp với Phòng GD&ĐT và các tổ chức đoàn thể tuyên truyền về công tác sử dụng, bảo vệ Tài nguyên - Môi trường trên địa bàn Thành phố.
  • Tạo mọi điều kiện, cơ hội để cán bộ trong ngành được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
  • Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về cơ quan thường trực (Phòng GD&ĐT) tình hình xây dựng XHHT, TPHT theo lĩnh vực phân công phụ trách.

2.12.Ban An toàn giao thông Thành phố

  • Chủ trì, phối hợp với Phòng GD&ĐT và các tổ chức, đoàn thể tuyên truyền về giữ gìn trật tự, an toàn giao thông.
  • Tạo mọi điều kiện, cơ hội để cán bộ trong cơ quan được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
  • Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về cơ quan thường trực (Phòng GD&ĐT) tình hình xây dựng XHHT, TPHT theo lĩnh vực phân công phụ trách.

2.13.Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố

  • Phối hợp với các tổ chức thành viên của Mặt trận thành phố hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các xã, phường tuyên truyền, vận động nhân dân nhận thức được vai trò của việc học tập suốt đời, xây dựng thành phố học tập.
  • Tạo mọi điều kiện, cơ hội để cán bộ trong ngành được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
  • Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về cơ quan thường trực (Phòng GD&ĐT) tình hình xây dựng XHHT, TPHT theo lĩnh vực phân công phụ trách.

2.14.Hội Khuyến học và Khoa học Lịch sử Thành phố

  • Chủ trì, phối hợp với Phòng GD&ĐT và các tổ chức đoàn thể trong công tác “Khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”.
  • Phối hợp với Phòng GD&ĐT trong việc duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các Trung tâm Văn hóa-Học tập cộng đồng với vai trò là công cụ thiết yếu để xây dựng xã hội học tập từ cơ sở.
  • Phối hợp Hội khuyến học cơ sở và các ban, ngành, đoàn thể tổ chức phát triển các tài liệu dạy và học để hỗ trợ người dạy, người học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của học tập suốt đời trong các Trung tâm Văn hóa-Học tập cộng đồng; điều tra, theo dõi, nắm tình hình học tập của học sinh, học chuyên đề của các đối tượng ở các khóm, ấp và có biện pháp giúp các địa phương thực hiện tốt công tác xây dựng XHHT, TPHT.
  • Tạo mọi điều kiện, cơ hội để cán bộ các cấp Hội được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
  • Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về cơ quan thường trực (Phòng GD&ĐT) tình hình xây dựng XHHT, TPHT theo lĩnh vực phân công phụ trách.

2.15.Hội Cựu chiến binh Thành phố

  • Tổ chức tốt công tác giáo dục truyền thống và đạo đức cho học sinh, cùng các cấp ngành góp phần vào việc giáo dục thế hệ trẻ kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội tiếp bước cha anh làm tròn nhiệm vụ học tập để thực hiện xây dựng XHHT, TPHT.
  • Tạo mọi điều kiện, cơ hội để cán bộ được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
  • Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về cơ quan thường trực (Phòng GD&ĐT) tình hình xây dựng XHHT, TPHT theo lĩnh vực phân công phụ trách.

2.15.Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố

  • Chỉ đạo công tác vận động và tuyên truyền tới từng chi Hội về công tác xây dựng XHHT, TPHT; phối hợp với Phòng GD&ĐT tuyên truyền, vận động nông dân, phụ nữ, trẻ em gái ở địa phương chưa biết chữ tham gia học các lớp xóa mù chữ.
  • Tạo mọi điều kiện, cơ hội để cán bộ các cấp Hội được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
  • Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về cơ quan thường trực (Phòng GD&ĐT) tình hình xây dựng XHHT, TPHT theo lĩnh vực phân công phụ trách.

2.16.Liên đoàn Lao động Thành phố

  • Chỉ đạo các cấp Công đoàn làm tốt công tác tuyên truyền và vận động tới cán bộ, công nhân viên chức về công tác xây dựng XHHT, thành phố học tập.
  • Tạo mọi điều kiện, cơ hội để cán bộ trong ngành được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
  • Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về cơ quan thường trực (Phòng GD&ĐT) tình hình xây dựng XHHT, TPHT theo lĩnh vực phân công phụ trách.

2.17.Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Thành phố

  • Chỉ đạo các Đoàn cơ sở làm tốt công tác tuyên truyền, tích cực vận động đoàn viên, thanh thiếu niên nhận thức được nghĩa vụ và quyền lợi của mình đối với công tác xây dựng xã hội học tập - học tập suốt đời từ đó tích cực tham gia các lớp học, góp phần xây dựng XHHT, TPHT.
  • Tạo mọi điều kiện, cơ hội để cán bộ, đoàn viên, thanh niên được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
  • Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về cơ quan thường trực (Phòng GD&ĐT) tình hình xây dựng XHHT, TPHT và theo lĩnh vực phân công phụ trách.

2.18.Ủy ban nhân dân các xã, phường

  • Chỉ đạo việc triển khai và tổ chức thực hiện công tác xây dựng XHHT, TPHT trên địa bàn; tham mưu đưa các chỉ tiêu xây dựng XHHT, TPHT vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương. Báo cáo kịp thời những khó khăn, bất cập, đề xuất các giải pháp khắc phục trong quá trình tổ chức thực hiện của địa phương với Ban Chỉ đạo và UBND Thành phố.
  • Chỉ đạo ngành phối hợp với các tổ chức, đoàn thể ở địa phương tạo mọi điều kiện, cơ hội để cán bộ của đơn vị được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; đẩy mạnh việc mở các lớp chuyên đề bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho người lao động.
  • Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về cơ quan thường trực (Phòng GD&ĐT) tình hình xây dựng XHHT, TPHT trên địa bàn quản lý.

IV.KINH PHÍ THỰC HIỆN

Từ nguồn ngân sách Nhà nước và xã hội hóa. Ủy ban nhân dân Thành phố sẽ phê duyệt theo dự trù kinh phí hoạt động hàng năm và theo tình hình thực tế.
Trên đây là Kế hoạch xây dựng Thành phố học tập giai đoạn 2021-2030. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Ủy ban nhân dân Thành phố (qua Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố) để được hướng dẫn thống nhất thực hiện./.

 

Tác giả bài viết: admin

Nguồn tin: Văn phòng UBND TP Sa Đéc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

PHẦN MỀM HỌC TẬP
matran2
boxmathvn
toan hoc 1
toan tuoi tho
tieng anh
kho bai giang 1
KỸ NĂNG BƠI
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây