Không chỉ để phục vụ cho việc ra đề kiểm tra hay đề thi mà quan trọng hơn là mỗi một dạng toán hay một tiết dạy, thầy cô vẫn cần sáng tạo thêm những bài toán ở các mức độ khác nhau một cách chủ động để tuỳ theo đối tượng học sinh chúng ta có một hệ thống bài phù hợp. Con đường dạy học dù cung cấp kiến thức hay phát triển năng lực cũng đều tuân theo quy luật "từ dễ đến khó", chỉ khác nhau về những "bậc thang" cao hay thấp tuỳ theo trình độ học sinh của lớp. Nếu trình độ học sinh chưa cao thì thiết kế các "bậc thang" thấp, còn trình độ học sinh cao sẽ áp dụng hệ thống bài toán theo "bậc thang" cao (giống như thiết kế cầu thang trong nhà vậy).
Bài viết của thầy Phan Duy Nghĩa (có thể gọi là một chuyên gia về toán tiểu học) đưa ra một thí dụ cụ thể của một bài toán trong sách giáo khoa Toán lớp 4, coi như chỉ ở mức "nhận biết" và từ đó chỉ ra một con đường thiết kế các "bậc thang" lên tới mức "vận dụng" và vận dụng ở những tình huống mới.
Cảm ơn thầy và chia sẻ với các thầy cô (và các phụ huynh quan tâm). Toàn bộ bài viết có thể tải về để đưa vào kho tư liệu sử dụng lâu dài.
Tác giả bài viết: admin
Nguồn tin: Theo https://bigschool.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn