Lập trình Coding

Lập trình Coding

Lập trình Coding yêu cầu học sinh phải sáng tạo để lập trình. Khóa học bao gồm tất cả các khái niệm cơ bản về lập trình, từ hướng dẫn cơ bản,  vòng lặp, điều kiện đến biến và chức năng, nó có thể được sử dụng như một công cụ cơ bản để giới thiệu và đưa vào giảng dạy môn lập trình. Nhờ nội dung được xây dựng thành các mô-đun, nó có thể phục vụ như là một sự bổ sung của các công cụ khác mà trước đó đã được sử dụng để dạy lập trình.

Xem tiếp...

5 điều bạn nên nói với học sinh ở lớp mỗi ngày

Thứ sáu - 12/01/2018 21:26
Chúng ta đã từng trao đổi những điều không nên nói với học sinh ở lớp. Bây giờ một chuyên gia giáo dục sẽ chia sẻ 5 điều mà bạn nên ngày nào cũng nói. Có thể bạn đã từng thực hiện nhưng nếu còn thiếu điều gì thì có thế bổ sung nhé!
ANDREI ZAKHAREUSKI tac gia bai viet
ANDREI ZAKHAREUSKI tac gia bai viet
Cách giáo viên giao tiếp với học sinh đóng vai trò rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến sự thành công của công việc giảng dạy.
Khi còn nhỏ, học sinh sẽ nhớ nhiều hơn về môi trường xung quanh; những gì chúng được trải nghiệm, được nói hoặc được làm bởi ai đó và theo cách nào đó. Môi trường học sẽ ảnh hưởng đến hành vi, thái độ và sự phát triển của trẻ. Chúng tôi cho rằng, các giáo viên nên nói những điều này với lớp học của mình mỗi ngày để mang đến cho học sinh nền giáo dục tốt nhất có thể; không chỉ về mặt kiến thức, học thuật và cả các kĩ năng xã hội.

1. Chào buổi sáng / tạm biệt

Thông thường việc học sinh chào giáo viên với các cụm từ như “con chào thầy” “con chào cô”. Đó là điều bình thường. Tuy nhiên, giáo viên cũng cần chào học sinh, chủ động giao tiếp với người học thông qua các cụm từ như “thầy chào con” “chào buổi sáng” “Buổi sáng vui vẻ”, “tạm biệt con” “bye con,…” . Nó không chỉ thiết lập thói mà còn củng cố tâm trạng tích cực của học sinh và đôi khi là của cả giáo viên. “Chào buổi sáng” chính là tín hiệu để nói rằng đó là một buổi sáng tốt lành và ngày đó sẽ rất thành công, vui vẻ và hiệu quả. Những tính từ tích cực sẽ như nước đang thấm dần vào tấm bọt biển – chính là bộ não trẻ tạo ra cách tư duy lạc quan. Tương tự, khi kết thúc giờ học, giáo viên hãy nói ‘tạm biệt’ hoặc “buổi tối vui vẻ” điều này cũng có hiệu quả đối với học sinh sau một ngày học căng thẳng. Điều này không có nghĩa là lúc nào giáo viên cũng phải khen ngợi, tích cực vì không phải lúc nào mọi chuyện cũng diễn ra tốt đẹp và điều quan trọng là chúng ta phải trung thực với lớp học của mình.
Cô chào các con! Cô mời các con ngồi xuống...
 
Cô chào các con! Cô mời các con ngồi xuống...

2. Con có hiểu không?


Không phải tất cả học sinh trong lớp đều hiểu được các nhiệm vụ học tập nhanh và đồng đều như nhau. Là giáo viên, điều quan trọng là luôn đồng hành, hỗ trợ và nhận ra những khó khăn của người học. Đôi khi giáo viên hỏi "con có hiểu không?" nhiều học sinh sẽ gật đầu và vội vàng xác nhận, ngay cả khi con không hiểu bài. Vì vậy, giáo viên cần đi vòng quanh lớp học và kiểm tra xem tất cả các học sinh để biết mức độ hoàn thành nhiệm vụ, học sinh nào chỉ ngồi đó giả vờ làm việc, học sinh nào cảm thấy xấu hổ khi yêu cầu giúp đỡ. Có thể có một số học sinh sẽ giơ tay và đặt câu hỏi nhưng bạn không bao giờ biết rằng có những học sinh đang âm thầm đấu tranh rằng có nên hỏi cô hay không? . Khi giáo viên đưa ra các câu hỏi hướng đến từng cá nhân người học, "Con nghĩ gì về câu hỏi 1?", "Làm thế nào để con giải quyết được nó?", "Có điều gì con muốn hỏi cô/thầy?". 
Những câu hỏi mở như vậy giúp học sinh có cơ hội yêu cầu giúp đỡ mà không phải trực tiếp thừa nhận những khó khăn đang gặp phải. Nếu cách làm của học sinh bị sai thì giáo viên nên nhẹ nhàng điều chỉnh: "Có thể đây sẽ là một cách làm tốt hơn…" hơn là nói với học sinh: "con đang làm sai", khi đó học sinh cảm thấy đỡ ngại ngùng và xấu hổ hơn. Hãy cho học sinh nhận thức được rằng, việc làm sai là điều hoàn toàn bình thường. Nếu con không hiểu một nội dung nào đó thì cũng không có gì là quá nghiêm trọng. Khi kết thúc bài học, hãy ôn tập những điểm chính cần chú ý và nhắc lại đầu buổi tiếp theo để đảm bảo rằng không một học sinh nào bị "bỏ lại phía sau".
Cô giáo Nguyễn Thị Dưỡng, THPT Đội Cấn, Vĩnh Phúc luôn ân cần với học sinh
Cô giáo Nguyễn Thị Dưỡng, THPT Đội Cấn, Vĩnh Phúc luôn ân cần với học sinh

3. Con nghĩ gì về điều này?


Việc thu nhận phản hồi của người học là một công cụ hữu ích trong quá trình giảng dạy. Sự chán nản và sự lặp đi lặp lại tẻ nhạt là điều khiến học sinh không có động lực học tập. Học sinh cần có sự hứng thú đam mê với môn học và các hoạt động trong nhà trường. Điều này chỉ có được khi học sinh có tiếng nói và có quyền đưa ra các lựa chọn trong quá trình học tập. Chúng ta không lấy làm đáng ngạc nhiên khi một học sinh luôn thấy môn toán thật nhàm chán hoặc môn lịch sử chẳng có gì thú vị. Là một giáo viên, chúng ta cần phải có khả năng thu thập thông tin dựa trên các phản hồi của người học từ đó có những cách nhìn mang tính xây dựng. Học sinh có thể thích làm việc nhóm nhưng cũng có thể không mấy hứng thú với một khía cạnh khác của bài học. Hãy xem phần nào của bài học mà học sinh hứng thú và có phản hồi tốt nhất sau đó phát huy điều đó.
Nhà giáo Đàm Lê Đức (86 tuổi) trên lớp dạy môn Đạo đức: Con nghĩ gì về công ơn cha mẹ?
Nhà giáo Đàm Lê Đức (86 tuổi) trên lớp dạy môn Đạo đức: Con nghĩ gì về công ơn cha mẹ?

4. Tại sao điều này lại quan trọng?


Học sinh sẽ không hứng thú với những gì không liên quan hoặc không hấp dẫn. Khi chúng ta ở độ tuổi học sinh, thật khó để biết tại sao cần biết về một số nội dụng trong chương trình giảng dạy. Ví dụ tại sao phải học về phân số trong khi đã có máy tính? Hãy giải thích cho học sinh cách thực hiện nhiệm vụ và tại sao phải học cách thực hiện nhiệm vụ đó. Khi học sinh hiểu rõ mục đích của việc chọ, chúng sẽ có thái độ lành mạnh và nhận thức được sự cần thiết phải tham gia vào các hoạt động. Để giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của bài học và tại sao cần phải học nó, hãy cho phép học sinh giải thích cho bản thân và bạn bè về mục đích ứng dụng của bài học, đưa ra một quan điểm khác hoặc củng cố các khái niệm đã học. Cũng như cần cho học sinh cảm giác an toàn nếu con không hiểu bài. Giáo viên không nên gây áp lực cho học sinh, yêu cầu con phải hiểu điều gì đó ngay lập tức vì khi đó học sinh sẽ bị căng thẳng và từ bỏ nhiệm vụ học tập.
Thầy Nguyễn Thượng Võ: Tại sao đặt điều kiện này là quan trọng?
Thầy Nguyễn Thượng Võ: Tại sao đặt điều kiện này là quan trọng?

5. Con làm rất tốt, thầy/ cô tự hào về con


Phản hồi tích cực là rất quan trọng trong lớp học. Đối với trẻ em, nhận được lời khen ngợi từ một giáo viên là điều vô cũng ý nghĩa. Hãy đảm bảo rằng bạn luôn khuyến khích học sinh của mình thực hiện tốt nhất trong khả năng của chúng và khi học sinh đạt được mục tiêu hoặc cố gắng rất nhiều cho một công việc hãy thể hiện sự đánh giá, ghi nhận của bạn. Các cụm từ như "Rất tốt", "con đã làm tốt" và "Thầy tự hào về con" sẽ làm tăng sự tự tin để trả lời các câu hỏi, giải quyết các nhiệm vụ khó khăn hơn và suy nghĩ sáng tạo. Khen ngợi cũng đóng vai trò khuyến khích học sinh cố gắng và hoàn thành công việc. Nếu học sinh trong lớp nhận được những lời khen ngợi tích cực và được tôn vinh, chắc chắn họ sẽ có những hành vi tốt hơn. Hãy tập trung vào những điều học sinh đã làm tốt, hãy thể hiện cảm xúc, sự tự hào và hạnh phúc, hãy tạo ra một môi trường học tập tích cực và hiệu quả nơi mà tất cả học sinh đều mong muốn.
Cả lớp làm tính đúng và rất nhanh!

Cả lớp làm tính đúng và rất nhanh!
Hãy nói 5 cụm từ này một cách thường xuyên như thói quen hàng ngày của bạn. Nó sẽ mang lại lợi ích cho học sinh và biến bạn trở thành một giáo viên tuyệt vời trong mắt học sinh.

Nguyễn Hữu Long dịch

Tác giả bài viết: ANDREI ZAKHAREUSKI

Nguồn tin: bigschool.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

PHẦN MỀM HỌC TẬP
matran2
boxmathvn
toan hoc 1
toan tuoi tho
tieng anh
kho bai giang 1
KỸ NĂNG BƠI
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây